Ngành Kinh tế chính trị

1.Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của chương trình là trang bị cho người học nắm vững kiến thức lý thuyết chuyên sâu và nâng cao, có trình độ cao về thực hành, có khả năng nghiên cứu, làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện, phân tích và giải quyết những vấn đề thuộc lĩnh vực kinh tế chính trị.
2. Mục tiêu cụ thể
Hiện nay Khoa Kinh tế đào tạo thạc sĩ ngành kinh tế chính trị theo chương trình giảng dạy môn học phương thức II - yêu cầu thực hiện luận văn thạc sĩ bắt đầu trong học kỳ cuối cùng của khóa đào tạo.Các học viên đ­ược đào tạo để trở thành các thạc sĩ kinh tế chính trị định hướng nghiên cứu, sau khi tốt nghiệp, nhóm này sẽ có kiến thức lý thuyết chuyên sâu, nâng cao và cập nhật về kinh tế chính trị Mác – Lênin, kinh tế chính trị thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; có khả năng nghiên cứu độc lập, tiếp thu và phát triển các kiến thức nền tảng về kinh tế học và kinh tế chính trị, vận dụng để hoạch định, xây dựng, phân tích và đánh giá chính sách, trực tiếp quản lý điều hành các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức kinh tế. Học viên có khả năng tự đào tạo để nâng cao trình độ nghiên cứu, giảng dạy các chuyên môn học ngành kinh tế chính trị ở trình độ cao đẳng, đại học hoặc tại các viên nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế chính trị. Học viên có thể đăng ký thi tuyển NCS bậc TS tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.

  3. Chuẩn đầu ra

 3.1. Về kiến thức - Có khả năng hệ thống hóa và nắm vững các kiến thức lý thuyết cơ bản chuyên sâu, nâng và nâng cao của chuyên ngành kinh tế chính trị và ứng dụng có hiệu quả trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội.
- Có khả năng nghiên cứu độc lập, tiếp thu và phát triển các kiến thức nền tảng về kinh tế học và kinh tế chính trị, vận dụng để hoạch định, xây dựng, phân tích, đánh giá chính sách, trực tiếp quản lý điều hành các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức kinh tế.
- Có khả năng tự đào tạo để nâng cao trình độ để nghiên cứu, giảng dạy các chuyên môn học ngành kinh tế chính trị ở trình độ cao đẳng, đại học; có khả năng nghiên cứu khoa học và phát triển nghiên cứu khoa học ở trình độ cao.

3.2 Về kỹ năng
Thông qua viết tiểu luận, thảo luận trên lớp, giải quyết các bài tập tình huống gắn với thực tiễn đặt ra, chư­ơng trình tạo cho học viên khả năng ứng dụng sáng tạo lý thuyết kinh tế chính trị, có thể phát huy các kinh nghiệm của bản thân và hình thành các kỹ năng cần thiết trong việc phân tích, đánh giá vấn đề, phân tích tình huống, xử lý các thông tin một cách thành thạo.
Ngư­ời học có khả năng ra các quyết định chiến lư­ợc và các quyết định chính sách và chiến thuật nhằm giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn.

3.3. Về thái độ, đạo đức nghề nghiệp
- Có bản lĩnh chính trị vững vàng, có ý thức trách nhiệm công dân tốt.
Có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn.

4. Thời gian và hình thức đào tạo
Thời gian đào tạo: 2 năm (24 tháng)
Hình thức đào tạo: Chính qui không tập trung

5. Loại chương trình đào tạo và số lượng tín chỉ
Chương trình cao học kinh tế chuyên ngành Kinh tế chính trị là chương trình môn học theo phương thức II, yêu cầu học viên học các môn học trong 3 học kỳ đầu và bắt buộc thực hiện luận văn trong học kỳ 4. Tổng số đơn vị học trình phải tích luỹ: 53 tín chỉ (TC), trong đó:
-  Khối kiến thức chung bắt buộc: 5 TC
-  Ngoại ngữ ( tự học): Đạt trình độ đầu ra môn ngoại ngữ theo điều 20 Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ của Đại học quốc gia TP.Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định số 01/QĐ-ĐHQG-ĐH&SĐH ngày 05 tháng 01 năm 2009 của Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
-  Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành: 36 TC
Bắt buộc18 TC
Tự chọn18 TC
-  Luận văn tốt nghiệp: 12 TC

BẢNG CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Phần kiến thức

Các môn học

Khối lượng

Ghi chú

Tín chỉ

Số tiết

Phần 1

Các môn học thuộc khối kiến thức chung

5

75

Ngoại ngữ tự học

Phần 2

Các môn học thuộc khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành

36

540

 

 

Trong đó:

- Các môn bắt buộc

- Các môn tự chọn

 

18

18

 

270

270

 

Phần 3

Luận văn/luận án tốt nghiệp

12

180