Ngành Quản trị kinh doanh

1. Mục tiêu đào tạo
1.1 Mục tiêu chung
Trang bị cho học viên những vấn đề cơ bản của Lý thuyết Quản trị kinh doanh hiện đại và những chỉ dẫn về cách thức vận dụng chúng trong thực tiễn Quản trị hoạt động kinh doanh của các tổ chức doanh nghiệp. Kết thúc khoá học, người học sẽ có khả năng nghiên cứu, làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện, phân tích và giải quyết những vấn đề của thực tế trong lĩnh vực quản trị của doanh nghiệp. Chư­ơng trình đư­ợc thực hiện với chuyên ngành là: Quản trị kinh doanh tổng hợp.

1.2 Mục tiêu cụ thể
Chương trình giảng dạy môn học phương thức I: không yêu cầu thực hiện Luận văn thạc sĩ nhưng yêu cầu các môn học Chuyênđềtahythếphải có tiểu luận để học viên nghiên cứu sâu trong phạm vi môn học. Các học viên đ­ược đào tạo để trở thành các thạc sĩ Quản trị kinh doanh định hướng thực hành, sau khi tốt nghiệp, nhóm này sẽ làm việc tại các tổ chức kinh doanh. Nhóm thạc sĩ thực hành sẽ đư­ợc trang bị sâu hơn các kỹ năng nghề nghiệp, sẽ được tham gia thực hiện và viết các chuyên đề môn học, chuyên đề tốt nghiệp. Sau khi tích lũy đủ số tín chỉ ở dạng môn học, và dạng chuyên đề môn học sẽ được nhận bằng tốt nghiệp.

Ngoài ra, chương trình đào tạo được xây dựng trên cơ sở trang bị cho học viên theo phương thức I các môn học phương pháp nghiên cứu, có tính liên thông để khi có điều kiện, người học có thể chuyển đổi học tập ở bậc cao hơn mà không quá khó khăn.

Chương trình giảng dạy môn học phương thức II: yêu cầu thực hiện Luận văn thạc sĩ ít nhất trong một học kỳ cuối cùng của khóa đào tạo. Các học viên đ­ược đào tạo để trở thành các thạc sĩ quản trị kinh doanh định hư­ớng nghiên cứu, sau khi tốt nghiệp sẽ có thể tiếp tục theo học ch­ương trình Tiến sĩ ngành Quản trị kinh doanh. Nhóm này sẽ đư­ợc trang bị sâu hơn những vấn đề mang tính chất học thuật, nâng cao năng lực nghiên cứu và sẽ tốt nghiệp d­ưới hình thức viết luận văn. Sau khi tốt nghiệp các học viên có thể sẽ tham gia làm công tác giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng, hoặc tại các viên nghiên cứu trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp.

2. Chuẩn đầu ra
2.1 Về kiến thức

Sau quá trình đào tạo, khối thạc sĩ nghiên cứu có khả năng giảng dạy các môn học thuộc ngành Quản trị kinh doanh ở các trư­ờng đại học và cao đẳng. Đồng thời, họ cũng có thể trở thành các nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách tại các Viện kinh tế hoặc các Viện nghiên cứu của các tập đoàn kinh doanh. Khối thạc sĩ thực hành có thể giữ các vị trí quản lý ở các cấp bậc khác nhau trong bộ máy tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

2.2 Về kỹ năng

Thông qua bài giảng trên lớp, làm các bài tập tình huống theo nhóm chư­ơng trình tạo cho học viên khả năng ứng dụng sáng tạo lý thuyết, có thể phát huy các kinh nghiệm của bản thân và hình thành các kỹ năng cần thiết trong việc phân tích tình huống, xử lý các thông tin một cách thành thạo. Trên cơ sở đó, ngư­ời học có khả năng ra các quyết định chiến lư­ợc và các quyết định chính sách và chiến thuật nhằm giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn kinh doanh của các doanh nghiệp. 

2.3 Về thái độ, đạo đức nghề nghiệp

Kết thúc khóa học, ng­ười học sẽ được rèn luyện bản lĩnh chính trị, hiểu rõ đạo đức trong kinh doanh và vận dụng tốt khi hànhnghề và có sức khoẻ tốt.

 3. Thời gian và Hình thức đào tạo
Thời gian đào tạo: 2 năm (24 tháng) 
  Hình thức đào tạo: Chính qui không tập trung

4. Loại chương trình đào tạo và Số lượng tín chỉ
Chương trình giảng dạy môn học phương thức I

Phần kiến thức

Các môn học

Khối lượng

Ghi chú

Số tín chỉ

Số tiết

%

Phần 1:

Các môn học thuộc khối kiến thức chung

5

75

10,0

 

Phần 2:

Các môn học thuộc khối cơ sở và chuyên ngành

Chia ra:-Các môn học cơ sở ngành

Bắt buộc:

Tự chọn:

-Các môn học chuyên ngành

Bắt buộc:

Tự chọn

33 

15

9

6

18

12

6

495

66,0

 

Phần 3:

Các môn học chuyên đề

12

180

24,0

 

 

Tổng số toàn chương trình

50

750

100,0

 

 

Chương trình giảng dạy môn học phương thức II

Phần kiến thức

Các môn học

Khối lượng

Ghi chú

Số tín chỉ

Số tiết

%

Phần 1:

Các môn học thuộc khối kiến thức chung

5

75

10,0

 

Phần 2:

Các môn học thuộc khối cơ sở và chuyên ngành

Chia ra:

-Các môn học cơ sở ngành

Bắt buộc:

Tự chọn:

-Các môn học chuyên ngành

Bắt buộc:

Tự chọn

33

 

15

9

6

18

12

6

495

66,0

 

Phần 3:

Luận văn tốt nghiệp

12

180

24,0

 

 

Tổng số toàn chương trình

50

750

100,0

 

Lựa chọn chương trình giảng dạy
Học viên có quyền lựa chọn cho mình một trong hai phương thức đào tạo.
Điều kiện để chọn phương thức I hay II (viết Luận văn) do Hiệu trưởng quyết định theo qui định chung của trường đại học Kinh tế-Luật. Kết thúc năm học thứ I, nhà trường sẽ ra quyết định học viên được học theo phương thức nào.