Hội thảo khoa học “Tăng cường vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam góp phần thúc đẩy thực hiện tài chính toàn diện

Sáng ngày 31/3/2021, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (Hội LHPN Việt Nam) cùng Trường Đại học Kinh tế - Luật, thành viên ĐHQG TP.HCM đã phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học “Tăng cường vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam góp phần thúc đẩy thực hiện tài chính toàn diện”. 

Hội thảo có sự tham dự của Bà Đỗ Thị Thu Thảo - Phó chủ tịch Hội LHPN Việt Nam; Bà Nguyễn Thị Hòa - Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng, PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng - Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Luật. Tham gia Hội thảo còn có sự các nhà khoa học, chuyên gia, cơ quan hoạch định chính sách và quản lý nhà nước, doanh nghiệp, cán bộ của Hội LHPN Việt Nam ở các địa phương phía nam để cùng thảo luận, phân tích nhằm đề xuất các giải pháp tăng cường vai trò của Hội LHPN Việt Nam trong việc thúc đẩy tài chính toàn diện.

 

Trong những năm gần đây, phát triển một hệ thống tài chính toàn diện – phục vụ cho tất cả các thành viên trong xã hội trở thành một chính sách quan trọng của nhiều quốc gia, nhất là ở các nền kinh tế mới nổi. Tài chính toàn diện là việc cung cấp dịch vụ tài chính phù hợp, thuận tiện cho cá nhân (hộ gia đình) và doanh nghiệp. Nói cách khác, tài chính toàn diện là tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và cá nhân có thể tiếp cận được thị trường tài chính chính thức. Từ đó sẽ góp phần thúc đẩy việc phân bổ và sử dụng nguồn lực có hiệu quả, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, tài chính toàn diện còn tạo điều kiện cho các cá nhân tích lũy cho tương lai và có thể tạo ổn định tài chính cho quốc gia. 

 

  Tại Việt Nam, trong những năm qua, các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển bền vững đều nhấn mạnh đến tạo cơ hội bình đẳng cho người dân trong tiếp cận các nguồn lực phát triển và thụ hưởng các dịch vụ cơ bản, đặc biệt là các dịch vụ tài chính cơ bản. Theo Quyết định 149/QĐ-TTg ngày 22/1/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó, đến cuối năm 2025: Ít nhất 80% người trưởng thành có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính được phép khác. Vào năm 2030 tiến tới mục tiêu mỗi người trưởng thành có ít nhất một tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính được phép khác. 

 

Ngoài ra, số liệu tài chính toàn diện toàn cầu 2017 của WB cho thấy tỷ lệ nữ giới toàn cầu có tài khoản tại tổ chức tài chính là 56%, thấp hơn 7% so với nam giới, trong khi đó chênh lệch này là 9% ở các nước đang phát triển. Ngược lại, có thể nói đây là thành công ban đầu tại Việt Nam khi không có sự chênh lệch tỷ lệ giữa nữ và nam trong việc sở hữu tài khoản tại tổ chức tài chính.. Trong khi đó, khảo sát của Ngân hàng Phát triển châu Á năm 2020 cho thấy có sự chênh lệch về kiến thức tài chính giữa nam và nữ, mặc dù mức chênh lệch này là không lớn.  

 

Dựa vào tình hình trên, UEL cùng Hội LHPN Việt Nam quyết định lựa chọn chủ đề “Tăng cường vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam góp phần thúc đẩy thực hiện tài chính toàn diện” làm trọng tâm trao đổi tại hội thảo. Đây là diễn đàn để các nhà hoạch định chính sách, người làm thực tiễn và các nhà khoa học giao lưu và chia sẻ các nội dung như chiến lược tài chính toàn diện quốc gia năm 2025, định hướng đến năm 2030; phát triển các sản phẩm dịch vụ tài chính nói chung và cho phụ nữ nói riêng; đề xuất các định hướng, giải pháp cho Hội LHPN Việt Nam góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện trong thời gian sắp tới.

 

  Phát biểu khai mạc Hội thảo, Bà Đỗ Thị Thu Thảo - Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam cho biết Hội LHPN Việt Nam đã cụ thể hóa chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện với những nhiệm vụ và chỉ tiêu cụ thể như nâng cao hiểu biết năng lực tài chính giúp cho phụ nữ có nhận thức, kĩ năng, thái độ, hành vi trong việc lựa chọn sản phẩm, dịch vụ tài chính, quản lý tài chính cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp một cách hiệu quả, hợp lý và an toàn. Nâng cao chất lượng, tham gia xây dựng và đề xuất giám sát việc phục vụ luật pháp, chính sách về tài chính toàn diện để tác động đến phụ nữ, các hộ nghèo và hộ cận nghèo. Đồng thời, trong hội thảo này, Hội LHPN Việt Nam sẽ cùng các nhà khoa học, các chuyên gia thảo luận tìm giải pháp để giúp tổ chức Hội các cấp, đặc biệt là phụ nữ ở nông thôn, vùng sâu vùng xa, tiếp cận được tài chính và sử dụng được dịch vụ tài chính an toàn và sử dụng phù hợp với nhu cầu và những tiêu chí hợp lý.

Bà Đỗ Thị Thu Thảo - Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam phát biểu khai mạc Hội thảo

 

Qua những tham luận về tài chính toàn diện được các đại biểu trình bày, Hội thảo khoa học “Tăng cường vai trò của 

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam góp phần thúc đẩy thực hiện tài chính toàn diện” đã mang đến những góc nhìn rõ ràng,

sâu sắc hơn về vấn đề tài chính toàn diện trong bối cảnh hiện nay.

Bên cạnh đó, nhằm động viên các em nữ sinh viên trong thời gian học tập tại trưởng đại học và thể hiện sự quan

tâm đến nữ sinh viên, những chủ nhân tương lai trong việc tiếp cận và phát huy tài chính toàn diện, Ngân hàngHDBank

đã trao tặng 25 suất học bổng trị giá 100 triệu đồng cho sinh viên Trường Đại học Kinh tế - Luật.

 

  Một số hình ảnh tại Hội thảo:

 

        PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng - Hiệu trưởng Trưường Đại học Kinh tế - Luật phát biểu chào mừng Hội thảo

                       Bà Đỗ Thị Thu Thảo – Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam tặng tranh lưu niệm dành cho

                                                                     Trường Đại học Kinh tế - Luật

            Bà Nguyễn Thị Hòa - Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trình bày                  tham luận “Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 – Khuyến                                              nghị  đối với Hội LHPN Việt Nam về thúc đẩy tài chính toàn diện cho phụ nữ”

             Ông Linh Đức Hoàng - Giám đốc Ban Khách hàng hộ sản xuất và cá nhân, Ngân hàng NN & PTNT Việt                    Nam trình bày tham luận “Phát triển sản phẩm đầu tư tài chính cho phụ nữ nông thôn: Kinh nghiệm cho                                            Ngân hàng thương mại, Khuyến nghị đối với Hội LHPN Việt Nam”

            Ông Trần Đình Liệu - Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam trình bày tham luận mang tên

  “Thúc đẩy phổ cập bảo hiểm xã hội tự nguyện - chính sách và giải pháp. Khuyến nghị đối với Hội LHPN Việt Nam”

          Tham luận “Phát triển sản phẩm bảo hiểm ứng dụng công nghệ số cho khách hàng

thu nhập thấp: Kinh nghiệm từ Công ty Bảo hiểm. Khuyến nghị đối với Hội LHPN Việt Nam”

               do Ông Cao Bá Huy - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm bưu điện PTI  trình bày.

PGS. TS Trần Hùng Sơn - Phó Viện trưởng Viên Nghiên cứu Phát triển Công nghệ Ngân hàng, ĐHQG-HCM trình bày tham luận với chủ đề “Công nghệ tài chính và giáo dục tài chính: Kinh nghiệm quốc tế và bài học” 

             Bà Nguyễn Thị Thu Hiền – Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LHPNVN - Tổng Giám đốc Tổ chức tài                 chính vi mô TNHH MTV Tình Thường (TYM) trình bày tham luận “Giáo dục tài chính và sản phẩm tiết kiệm                      cho  khách  hàng tài chính vi mô: Kinh nghiệm thực tiễn từ Tổ chức TCVM thuộc Hội LHPNVN” 

                                     Bà Đỗ Thị Thu Thảo trao học bổng của cho các nữ sinh viên UEL

    Sinh viên Trường Đại học nhận  25 suất học bổng (tổng trị giá 100 triệu đồng) do Ngân hàng HDBank trao tặng 

                                                    Đại biểu tham dự chụp ảnh lưu niệm tại Hội thảo 

 

Thông tin về Hội thảo đã được đăng tải trên các kênh truyền thông như:

- Đài Truyền hình TP.HCM

Báo Tuổi trẻ

 - Thông tấn xã Việt Nam

-  Báo Bảo hiểm xã hội Việt Nam

-  Báo Phụ nữ Việt Nam

 

                                                                                                                                              Thực hiện: CCA