Hội thảo quốc gia “Quản trị kinh doanh trong nền kinh tế số”

Sáng ngày 06/01/2022, Hội thảo quốc gia “Quản trị kinh doanh trong nền kinh tế số” được tổ chức bằng hình thức trực tuyến kết hợp trực tiếp ở 02 điểm cầu là Trường Đại học Thương Mại (Hà Nội) và Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG-HCM (TP.HCM).

 

Hội thảo nhằm thúc đẩy nghiên cứu và trao đổi các kết quả nghiên cứu khoa học về lĩnh vực quản trị kinh doanh trong bối cảnh nền kinh tế số đã đặt ra nhiều thách thức hơnbao giờ hết cho các nhà quản trị, giữa giảng viên, các nhà nghiên cứu đang làm việc tại Trường Đại học Kinh tế - Luật, Trường Đại học Thương Mại và các trường, viện, cơ sở đào tạo bậc cao khác tại Việt Nam.

 

Toàn cảnh hội thảo trực tiếp tại UEL

 

Sự biến đổi mạnh mẽ của môi trường kinh doanh đã tạo ra những thách thức chưa từng thấy và đòi hỏi các nhà nghiên cứu của nhưng giới hoạt động thực tiễn phải tìm ra những cách làm và những chủ đề nghiên cứu mới. Hội thảo là một cơ hội để những người làm nghiên cứu trong lĩnh vực quản trị kinh doanh tự đánh giá lại và tìm ra những hướng nghiên cứu mới mẻ hơn.

 

Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng – Hiệu trưởng nhà trường cho biết Môi trường kinh doanh biến đổi sâu sắc buộc các tổ chức kinh doanh phải thích ứng để tồn tại và phát triển. Câu hỏi đặt ra là quản trị kinh doanh đã thay đổi như thế nào và doanh nghiệp cần làm gì về khía cạnh quản trị để thành công trong nền kinh tế số. Hội thảo “Quản trị kinh doanh trong nền kinh tế số” này là một sáng kiến chung của Trường Đại học Thương Mại và Trường Đại học Kinh tế - Luật, với mục đích tạo ra sân chơi học thuật về một chủ đề thiết thực với giới kinh doanh. Ban tổ chức đã nhận được sự ủng hộ vượt quá tất cả những kỳ vọng lạc quan nhất ban đầu, với 92 bài báo gửi về. Trải qua quá trình bình duyệt kín nghiêm ngặt, có 65 bài được lựa chọn đăng trong kỷ yếu hội thảo này. Các bài viết tập trung vào 5 chủ đề lớn:

1) Quản trị kinh doanh số

2) Chuyển đổi số trong các ngành kinh doanh

3) Khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0

4) Kinh doanh và công nghệ

5) Bình đẳng giới, văn hóa, đạo đức và những vấn đề khác trong nền kinh tế số

 

Tại Hội thảo, các đại biểu đã nghe các báo cáo tham luận với diễn giả là đại diện các doanh nghiệp và nhà nghiên cứu là giảng viên của Trường Đại học Kinh tế - Luật, Trường Đại học Thương Mạị.

 

Diễn giả Mike Nguyễn - Giám đốc Quản lý Dự án Chiến lược, Công ty Intel Products Việt Nam

trình bày tham luận "Các tập đoàn đa quốc gia thay đổi quản trị như thế nào trong bối cảnh kinh tế số

và những thách thức mời gọi nghiên cứu hàn lâm"

 

Tham luận "Khung giải pháp chuyển đổi số tích hợp: Nghiên cứu thực nghiệm tại

doanh nghiệp sản xuất trong ngành in"  do TS. Hồ Trung Thành, - giảng viên UEL trình bày

 

TS Nguyễn Thị Thanh Nhàn – Trường ĐH Thương Mại trình bày tham luận

"Các yếu tố rào cản doanh nghiệp chuyển đổi số"

 

Tham luận “Chuỗi giá trị du lịch ở Việt Nam – Bàn luận trong bối cảnh cách mạng 4.0” 

PGS.TS Nguyễn Hải Quang -   giảng viên UEL trình bày

  Tham luận “Hiệu quả chiến lược đa dạng hóa tại các doanh nghiệp viễn thông: Tiếp
cận góc độ khách hàng” do Ths Vũ Tuấn Dương – Trường Đại học Thương mại trình bày

 

TS Trần Thị Hồng Liên  trình bày tham luận “Quản trị kinh doanh trong nền kinh tế số: Sự bất cận xứng

giữa thực tiễn và nghiên cứu hàn lâm” tại điểm cầu trực tiếp ở UEL

 

  Các bài nghiên cứu bao phủ toàn diện các ngành kinh doanh, các lĩnh vực quản trị là minh chứng cho thấy sự sống động và sức lan tỏa mạnh mẽ của nền kinh tế số. Mỗi doanh nghiệp, ở những mức độ khác nhau, đang là một phần của nền kinh tế này.


Tổng kết Hội thảo, PGS,TS Nguyễn Thị Bích Loan - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Thương mại cho biết, Hội thảo đã rút ra được những kết luận quan trọng như sau:

 

- Một là nền kinh tế số Việt Nam đạt được kế quả tăng trưởng nhất định. Tuy nhiên kinh tế số của Việt Nam chủ yếu vẫn là nền tảng giao dịch và phát triển dựa trên các nền tảng sáng tạo đã có sẵn của thế giới. Những nền tảng phát triển của Việt Nam còn rất hạn chế, tập trung chủ yếu ở các nền tảng thương mại điện tử. Khả năng cạnh tranh so với các nền tảng thương mại lớn của các tập đoàn, công ty đa quốc gia trên thế giới chưa được cao;

 

- Hai là quá trình chuyển đổi số tại các doanh nghiệp Việt Nam còn có nhiều rào cản trong đó có những yếu tố rào cản từ nội lực của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, những rào cản về sự mất cân bằng giữa các lĩnh vực, vùng miền, khả năng tiếp cận kinh tế số ở các vùng sâu, vùng xa, vấn đề về mặt pháp lý, an ninh mạng, nhận thức, thói quen và chất lượng nguồn nhân lực ở  Việt Nam sẵn sàng cho nền kinh tế số hiện nay vẫn còn rất yếu;

 

- Thứ ba, phát triển kinh tế số vẫn đang đối mặt với rất nhiều khó khăn do đó cần có chiến lược quốc gia để chuyển đổi kinh tế số một cách cụ thể. Kinh nghiệm của các nước trong khu vực cho thấy tầm quan trọng phải có các chiến lược toàn diện cho sự phát triển kinh tế số;

 

- Thứ tư, sự phát triển của nền kinh số đã và đnag đạt ra nhiều thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam đòi doanh nghiệp tích cực, chủ động, chớp lấy thời cơ vfa khắc phục khó khăn, thách thức để vươn lên. Các doanh nghiệp nói chung không thể đứng ngoài cuộc mà phải tích cực chủ động hơn nữa uveef ứng dụng công nghệ số;

 


Các đại biểu tham dự hội thảo trực tiếp tại UEL chụp ảnh lưu niệm

 

  Hội thảo là dịp để các nhà nghiên cứu cùng nhau bàn luận sâu hơn nữa, tìm ra những hướng nghiên cứu mới không chỉ giúp giới học thuật hiểu biết sâu sắc hơn về những quy luật của thế giới kinh doanh số, mà còn có giá trị tư vấn cho các nhà quản trị phát triển doanh nghiệp sinh lời bền vững trong bối cảnh này.

  Thực hiện: CCA