Viện Phát triển chính sách ĐHQG-HCM

VIỆN PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

GIỚI THIỆU:

Viện Phát triển chính sách Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (VNU-IDP) thành lập theo quyết định số 1335/QĐ-ĐHQG của Giám đốc ĐHQG-HCM. Viện là đơn vị sự nghiệp công lập có tư cách pháp nhân trực thuộc Trường Đại học Kinh tế - Luật.  Viện đặt trụ sở chính tại Trường Đại học Kinh tế - Luật, Khu phố 3, Linh Xuân, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.

Mục tiêu của Viện nhằm thúc đẩy việc nghiên cứu, cung cấp luận cứ khoa học, tư vấn, phản biện và phát triển chính sách, đáp ứng yêu cầu của một trung tâm đại học lớn, đóng góp hiệu quả cho việc hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước Việt Nam hùng cường.

 

SỨ MẠNG, TẦM NHÌN, NHIỆM VỤ:

Sứ mạng: Thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ xã hội thông qua việc nghiên cứu, cung cấp luận cứ khoa học, tư vấn, phản biện, phát triển chính sách và chuyển giao tri thức ở các địa phương, vùng, quốc gia và quốc tế.

Tầm nhìn: Viện Phát triển chính sách Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh sẽ trở thành một trong những trung tâm hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực nghiên cứu, tư vấn, phản biện, chuyển giao tri thức và phát triển chính sách ở Việt Nam.

Nhiệm vụ:

  • Xây dựng các nhiệm vụ nghiên cứu có tính chiến lược phát triển quốc gia, vùng, địa phương và doanh nghiệp trên nền tảng kết hợp nghiên cứu hàn lâm với nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao kết quả nghiên cứu đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội;
  • Tập hợp và thu hút các nhà khoa học trong và ngoài ĐHQG-HCM, trong nước và quốc tế, kết hợp đào tạo và nghiên cứu, lý luận và thực tiễn, phát huy tính liên ngành và các phương pháp nghiên cứu hiện đại để tham gia giải quyết hiệu quả các nhiệm vụ đặt ra;
  • Xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, hợp đồng nghiên cứu ứng dụng, triển khai của ban, bộ ngành Trung ương và địa phương. Tham gia phát biểu về các chủ đề có tính thời sự. Đồng thời chịu trách nhiệm trực tiếp trong hoạt động triển khai nghiên cứu hàn lâm, đăng tải công trình công bố quốc tế;
  • Tiến hành các hội thảo, hội nghị khoa học trong nước và quốc tế để triển khai thực hiện đề tài, tư vấn, phản biện về các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, vùng thích ứng với bối cảnh mới;
  • Tổ chức các khóa cập nhật, chuyển giao tri thức về kinh tế, luật, quản lý, kinh doanh,… cho các đối tượng có nhu cầu;

 

NHÂN SỰ

Hội đồng quản lý Viện:

STT

Họ Tên

Nhiệm vụ

1

PGS.TS Hoàng Công Gia Khánh

Chủ tịch

2

PGS.TS Đỗ Phú Trần Tình

Phó Chủ tịch

3

PGS.TS Lâm Quang Vinh

Thành viên

4

PGS.TS Lê Vũ Nam

Thành viên

5

TS. Trần Thị Hồng Liên

Thành viên

6

TS. Nguyễn Vĩnh Khương

Thành viên

7

ThS. Lợi Minh Thanh

Thành viên

8

TS. Trịnh Hoàng Hồng Huệ

Thành viên

9

TS. Trịnh Thục Hiền

Thành viên

 

Lãnh đạo Viện:

  • Viện trưởng: PGS.TS Đỗ Phú Trần Tình

PGS.TS Đỗ Phú Trần Tình - Viện trưởng Viện Phát triển chính sách ĐHQG-HCM nhận bằng Tiến sĩ kinh tế tại Trường Đại học Kinh tế - Luật năm 2010. Ông có hơn 20 năm kinh nghiệm giảng dạy, tư vấn chính sách về kinh tế chính trị, kinh tế vĩ mô, khởi nghiệp sáng tạo,… Ông là tác giả của hơn 50 bài báo khoa học trong và ngoài nước, 9 cuốn sách đào tạo đại học và sau đại học trong lĩnh vực kinh tế và 15 đề tài, dự án nghiên cứu đã hoàn thành.

Email: tinhdpt@uel.edu.vn

  • Kế toán trưởng: Bà Vũ Thị Tố Uyên

    Email: uyenkhtc09@uel.edu.vn

    Đội ngũ nghiên cứu và công tác viên:

  • Đội ngũ nghiên cứu: VNU-IDP hợp tác với đội ngũ giảng viên, các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG-HCM với hơn 100 PGS, TS thuộc các ngành kinh tế, kinh doanh, quản lý và luật…
  • Cộng tác viên:

- Nguyễn Phạm Đoàn Lê

- Nguyễn Hòa Kim Thái

 

HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU:

Hướng nghiên cứu chính:

- Tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn gắn với thích ứng biến đổi khí hậu;

- Hoàn thiện thể chế liên kết vùng, nội vùng trong phát triển kinh tế - xã hội;

- Xây dựng và hoàn thể chế phát triển ở các địa phương và trung ương;

- Huy động các nguồn lực hiệu quả để phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, vùng và quốc gia;

- Nâng cấp chuỗi giá trị ngành hàng chủ lực của địa phương, vùng gắn với kinh tế tuần hoàn và thích ứng biến đổi khí hậu;

- Hệ thống cơ chế, chính sách thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới sáng tạo gắn trong bối cảnh chuyển đổi số;

- Các nghiên cứu theo đặt hàng của địa phương hoặc doanh nghiệp…

Các đề tài, đề án đang thực hiện:

(1) “Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp kinh tế tuần hoàn cho các chuỗi ngành nông nghiệp và thủy sản gắn với phát triển kinh tế-xã hội huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre”. Viện VNU-IDP đang phối hợp với Viện Nghiên cứu phát triển Kinh tế tuần hoàn, ĐHQG – HCM.

(2) “Đánh giá sức tải môi trường và đề xuất giải pháp phát triển du lịch bền vững tại huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”. Viện VNU-IDP đang phối hợp với Viện Sinh thái học Miền Nam.

Các đề tài, đề án các thành viên đã chủ trì và tham thực hiện:

Nhóm nghiên cứu nòng cốt của Viện Phát triển chính sách ĐHQG-HCM hiện nay bao gồm 01 PGS, 05 TS, 02 ThS và 2 CN thuộc các chuyên ngành kinh tế học, kinh tế quốc tế, kinh tế lao động, kinh tế nông nghiệp, luật kinh tế, luật thương mại quốc tế,.. Nhóm đã chủ trì và tham gia thực hiện thành công nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, đặc biệt là các đề tài, đề án nghiên cứu ở trung ương và địa phương, tiêu biểu sau:

Năm 2003, nhóm nghiên cứu chủ trì thực hiện thành công đề tài “Giao, bán doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam dưới góc độ sở hữu”. Đề tài đã đi sâu phân tích và đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế của quá trình giao, bán doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam dưới góc độ sở hữu. Trên cơ sở đó, đề tài đã đề xuất các định hướng và hệ thống giải pháp nhằm hoàn thiện công tác giao, bán Doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam.

Năm 2006, nhóm nghiên cứu chủ trì thực hiện thành công đề tài “Nâng cao chuỗi giá trị dừa trên địa bàn tỉnh Bến Tre”. Đề tài đã đi sâu phân tích quá trình vận hành và tạo giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị dừa trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Từ đó, xác định những điểm nghẽn trong quá trình vận hành chuỗi và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cấp chuỗi giá trị dừa theo hướng phát triển bền vững và tạo giá trị gia tăng cao hơn.

Năm 2007, nhóm nghiên cứu tham gia đề tài “Tình hình đình công trên địa bàn TP.HCM”. Đề tài đã phân tích thực trạng và và đánh giá các nguyên nhân chủ yếu của tình hình đình công trên địa bàn TP.HCM. Trên cơ sở đó, đề tài đã đề xuất hệ thống giải pháp nhằm hạn chế tình hình đình công trên địa bàn TP.HCM trong thời gian tới.

Năm 2008, nhóm nghiên cứu chủ trì đề tài “Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội trên địa bàn TP.HCM”. Đề tài đã phân tích thực trạng tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội cũng như mối quan hệ giữa trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở TP.HCM. Trên cơ sở đó, đề tài đã đề xuất hệ thống giải pháp nhằm giải quyết tốt mối quan hệ tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội.

Năm 2008, nhóm nghiên cứu tham gia đề tài “Xây dựng mô hình tổ chức sản xuất nông nghiệp thí điểm cho các hộ nông dân Lào tại huyện Paksong, tỉnh Champasak”. Đề tài đã đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình tổ chức sản xuất nông nghiệp hiện tại ở Paksong. Từ đó xây dựng mô hình tổ chức sản xuất thí điểm nhằm tăng cường tính hiệu quả trong hoạt động sản xuất nông nghiệp của các hộ dân, giảm sự phụ thuộc vào các nguồn lực bên ngoài, từng bước tự chủ trong quá trình phát triển sản xuất. Bên cạnh đó, đề tài cũng xây dựng các giải pháp về mặt chính sách nhằm hỗ trợ cho việc phát triển hiệu quả của mô hình kinh tế đã đề xuất.  

Năm 2009, nhóm nghiên cứu tham gia đề tài “Những luận cứ khoa học cho phát triển kinh tế bền vững tỉnh Bình Dương trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Đề tài đã phân tích thực trạng triển kinh tế bền vững tỉnh Bình Dương và đánh giá các kết quả đạt được và những tồn tại. Trên cơ sở đó, đề tài đã đề xuất mục tiêu, định hướng và hệ thống giải pháp nhằm phát triển kinh tế bền vững tỉnh Bình Dương gắn với quá trình CNH, HĐH.

Năm 2010, nhóm nghiên cứu chủ trì đề tài “Nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Thành phố Hồ Chí Minh trong hội nhập quốc tế”. Đề tài đã phân tích thực trạng và đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế ở TP.HCM, chỉ ra các thành tựu, hạn chế và nguyên nhân. Trên cơ sở đó, đề tài đã đề xuất mục tiêu, định hướng và hệ thống giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Năm 2011, nhóm nghiên cứu tham gia đề tài “Thể chế và chất lượng tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam”. Đề tài đã phân tích và đánh giá thực trạng thể chế, chất lượng tăng trưởng kinh tế và mối quan hệ giữa chất lượng và thể chế tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, đề tài đã đưa ra các quan điểm, định hướng và giải pháp để hoàn thiện thể chế nhằm thúc đẩy nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.

Năm 2012, nhóm nghiên cứu chủ trì thực hiện đề tài “Nâng cao giá trị sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương”. Đề tài đã phân tích các yếu tố cấu thành của giá trị gắn với chuỗi giá sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu của các doanh nghiệp ở tỉnh Bình Dương. Qua đó, đề tài đã đưa ra hệ thống giải pháp để Nâng cao giá trị sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Năm 2013, nhóm nghiên cứu tham gia đề tài “Chính quyền đô thị - Nghiên cứu thực nghiệm tại TP.HCM và Đà Nẵng”. Đề tài đã phân tích và đánh giá thực trạng xây dựng và triển khai chính quyền đô thị ở TP.HCM và Đà Nẵng, chỉ ra các kết quả đạt được, những khó khăn và nguyên nhân. Trên cơ sở đó, đề tài đã đưa ra định hướng chính sách, giải pháp và khuyến nghị để triển khai hiệu quả mô hình chính quyền đô thị ở TP.HCM và Đà Nẵng.

Năm 2014, nhóm nghiên cứu chủ trì đề tài Chiến lược thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đến năm 2020”. Đề tài đã khảo sát các doanh nghiệp, nhà đầu tư về môi trường đầu tư kinh doanh, phân tích và đánh giá thực trạng thu hút đầu tư ở tỉnh Đắk Nông. Trên cơ sở đó, đề tài đã xây dựng được chiến lược thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đến năm 2020 với các chương trình hành động cụ thể.

Năm 2016, nhóm nghiên cứu chủ trì đề tài “Phát triển công nghiệp hỗ trợ dệt, may trên địa bàn TP.HCM”. Đề tài đã khảo sát các doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt may về mức độ đáp ứng của ngành công nghiệp hỗ trợ đối với ngành dệt, may; đánh giá những kết quả đạt được, khó khăn hạn chế và nguyên nhân. Trên cơ sở đó, đề tài đề xuất hệ thống giải pháp và chương trình hành động để phát triển công nghiệp hỗ trợ dệt, may ở TP.HCM.

Năm 2017, nhóm nghiên cứu tham gia đề tài “Đánh giá mô hình kinh tế đặc thù ở VN và khả năng áp dụng mô hình Charter city”. Đề tài đã nghiên cứu kinh nghiệm một số quốc gia trong xây dựng mô hình Charter city; đánh giá các mô hình kinh tế đặc thù ở VN. Trên cơ sở đó, đề tài đưa ra các kịch bản và khả năng áp dụng mô hình Charter city ở Việt Nam.

Năm 2018, nhóm nghiên cứu chủ trì đề tài “Phát triển kinh tế tư nhân nhằm thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre”. Đề tài đã khảo sát các doanh nghiệp, hộ kinh doanh và các đối tượng liên quan đến hoạt động khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre; đánh giá những kết quả đạt được, khó khăn hạn chế và nguyên nhân. Trên cơ sở đó, đề tài đề xuất hệ thống giải pháp và chương trình hành động phát triển kinh tế tư nhân, qua đó tiếp tục đẩy mạnh hoạt động khởi nghiệp theo chiều sâu ở tỉnh Bến Tre

Năm 2019, nhóm nghiên cứu chủ trì đề tài “Phát triển kinh tế biển bán đảo Cà Mau theo hướng đột phá về cơ chế đặc thù”. Đề tài đã nghiên cứu các kinh nghiệm về cơ chế đặc thù trong phát triển kinh tế - xã hội trên thế giới và Việt Nam; phân tích và đánh giá thực trạng phát triển kinh tế biển bán đảo Cà Mau, chỉ ra những kết quả, khó khăn hạn chế và nguyên nhân. Trên cơ sở đó, đề tài đã đưa ra các khuyến nghị chính sách đột phá và cơ chế đặc thù nhằm Phát triển kinh tế biển bán đảo Cà Mau.

Năm 2020, nhóm nghiên cứu chủ trì đề tài “Phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam”. Đề tài đã phân tích và đánh giá thực trạng phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam trong giai đoạn 1986 – 2020, chỉ ra những thành tựu đạt được, khó khăn hạn chế và nguyên nhân. Trên cơ sở đó, đề tài đã đưa ra các mục tiêu, định hướng chính sách và hệ thống giải pháp nhằm phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam đến năm 2030.

Năm 2020, nhóm nghiên cứu chủ trì đề án “Xây dựng chương trình đào tạo nhà quản lý kinh tế trang trại nhằm phát triển kinh tế trang trại ĐBSCL”. Đề án đã triển khai đào tạo được cho hơn 200 chủ trang trại, nông dân trên địa bàn tỉnh Bến Tre, Kiên Giang về kiến thức quản lý trang trại. Kết quả xây dựng chương trình và triển khai của đề án được nghiệm thu đạt loại tốt.

Năm 2020, nhóm nghiên cứu chủ trì đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại”.  Đề tài đã phân tích sâu thực trạng phát triển ngành hàng đồ gỗ xuất khẩu, lượng hoá mức độ tác động của các yếu tố đến kim ngạch xuất khẩu và đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu của ngành hàng đồ gỗ Việt Nam.

Năm 2020, nhóm nghiên cứu chủ trì đề tài “Hiệu quả kỹ thuật của các hộ nuôi tôm sú ở tỉnh Bạc Liêu”. Đề tài đã đo lường hiệu quả kỹ thuật và xác định các yếu tố quyết định hiệu quả kỹ thuật sản xuất tôm sú của nông hộ ở tỉnh Bạc Liêu bằng phương pháp màng bao dữ liệu và hồi quy Tobit để nhấn mạnh các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật sản xuất tôm sú và từ đó đề xuất những giải pháp thiết thực cho nông hộ nuôi tôm sú.

Năm 2023, nhóm nghiên cứu chủ trì đề tài “Các rào cản trong tiếp cận hệ thống an sinh xã hội của lao động nhập cư tại Thành phố Hồ Chí Minh”. Đề tài đã đã nghiên cứu được thực trạng các rào cản trong tiếp cận an sinh xã hội của lao động nhập cư tại TP.HCM để xác định rõ các nhóm rào cản về phía cung, phía cầu, rào cản về thể chế, về nhận thức và rào cản về hộ khẩu có thực sự cản trở việc tiếp cận an sinh xã hội của lao động nhập cư tại TP.HCM. Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm hạn chế các rào cản kể trên trong tiếp cận an sinh xã hội cho lao động nhập cư tại TP.HCM.

Đặc biệt, trong năm 2023 với vai trò Phó Chủ nhiệm, nhóm đã phối hợp với Phân viện Quy hoạch Thiết kế nông nghiệp thuộc Bộ NNPTNN thực hiện thành công “Đề án Quy hoạch tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2021 – 2030 và tầm nhìn đến năm 2050”. Kết quả đề án đã triển được khai thành công và được Thủ tướng Chính phủ chính thức phê duyệt thông qua quy hoạch vào ngày 31 tháng 12 năm 2023.

 

HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIAO TRI THỨC

STT

Tên khoá học

Mục tiêu

1

Khởi nghiệp và quản lý kinh tế nông nghiệp 4.0

Cung cấp cho người học các kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn về khởi nghiệp trong nông nghiệp và quản lý kinh tế nông nghiệp gắn với cách mạng công nghiệp 4.0.

2

Phương pháp dạy học tích cực hóa hoạt động của học sinh phổ thông trong bối cảnh CMCN 4.0

Giúp người học nắm được sự cần thiết của việc dạy học tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh. Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực trong bối cảnh CMCN 4.0, qua đó góp phần giải phóng sức sáng tạo và truyền cảm hứng cho việc dạy và học.

3

Cập nhật kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế trong điều kiện cách mạng 4.0

Cung cấp kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam với thế giới và các kỹ năng lãnh đạo cần thiết trong điều kiện cách mạng công nghiệp 4.0.

4

Kinh tế vĩ mô Việt Nam, thế giới năm 2023 và dự báo 2024

Cung cấp cho người học tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam, thế giới trong năm 2023 và dự báo xu hướng kinh tế vĩ mô năm 2024, qua đó giúp người học đưa ra các kế hoạch kinh doanh, đầu tư, quyết định chính sách phù hợp.

5

Pháp luật hành chính dành cho cán bộ, công chức, viên chức nhà nước

 

Cung cấp cho người học các kiến thức về pháp luật hành chính và kinh nghiệm giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh trong hoạt động thực thi công vụ, cung ứng dịch vụ công của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước.

6

Phân tích và đánh giá hiệu quả chi tiêu ngân sách cấp tỉnh trong bối cảnh tự chủ tài chính

Cung cấp cho người học các kiến thức và kinh nghiệm về phân tích, đánh giá tính hiệu quả các chương trình, dự án chi tiêu ngân sách trong bối cảnh tự chủ tài chính ngân sách cấp tỉnh.

7

Cập nhật các kiến thức về thuế và kỹ năng khai báo thuế

Cung cấp, cập nhật cho người học các kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn về quản lý thuế nói chung và các sắc thuế thường gặp như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân.

8

Kế toán quản trị dành cho các nhà quản lý

Cung cấp cho người học các kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực kế toán quản trị nhằm thu thập, phân tích và xử lý thông tin, hỗ trợ cho các nhà quản lý trong việc đưa ra các quyết định trong ngắn hạn và dài hạn.

9

Chuyển đổi số doanh nghiệp với các hệ thống ERP

 

Cung cấp cho người học các kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn về chuyển đổi số và vai trò của các hệ thống ERP (Enterprise Resource Planning - Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp) trong việc chuẩn hóa và chuyển đổi số các quy trình nghiệp vụ chủ chốt trong doanh nghiệp.

10

Thực hành thương mại điện tử

Cung cấp cho người học các kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn về triển khai hoạt động thương mại điện tử trong kinh doanh.

 

LIÊN HỆ

Viện Phát triển chính sách Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Phòng A.807, Trường Đại học Kinh tế - Luật, số 669, quốc lộ 1, Linh Xuân, Thủ Đức, TP.HCM...

Số điện thoại: 028 3724 4555 (Số nội bộ 6571)

Email: idp@uel.edu.vn