Kỷ niệm 1494 năm ngày sinh Danh nhân Luật Justinianus

  Justinianus (483 - 565) sinh ra ở Ilyria và học ở Constantinople (nay là Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ). Bên cạnh đó, ông còn được gọi là Justinianus Đại đế và Thánh Justiniano Vĩ Đại. Ông là hoàng đế Đông La Mã từ năm 527, cụ thể ông là hoàng đế thứ hai của dòng họ Justinianus sau khi kế thừa vương vị từ người chú mình là hoàng đế Justinus.

Dưới sự cai trị của ông, một kỷ nguyên xán lạn trong lịch sử đế quốc La Mã thời hậu kỳ đã được dựng. Triều đại của Justinianus được nhắc đến bởi sự tham vọng “trung hưng Đế quốc” (chinh phục các vùng phía Tây và tái thống nhất vùng Địa Trung Hải) dù khát vọng ấy chỉ thực hiện được một phần. Cụ thể, ông đã phục hồi được một phần lãnh thổ của Đế quốc Tây La Mã không còn tồn tại. 

Ngoài các chiến công xuất sắc và quân sự và chính trị, Justinianus để lại cho hậu thế một công trình pháp điển đồ sộ, được gọi là Bộ luật Corpus Juris Civilis (hay còn gọi là Bộ Dân Pháp Đại Toàn). Nhiệm vụ tiên quyết cho các luật gia La Mã khi biên soạn Corpus Juris Civillis là kết hợp từ hai dòng văn bản pháp luật của quá khứ (lịch sử của ba thế kỷ phát triển Luật La Mã), các luật của các hoàng đế La Mã (leges) và các tác phẩm của các luật gia cổ điển (jus) xây dựng tập pháp điển phù hợp với điều kiện chính trị và kinh tế mới.

Các nhà nghiên cứu luật học Châu Âu nói chung và lịch sử La Mã luôn đánh giá rất cao bộ luật Corpus Juris Civillis. Đây được xem là nguồn luật vô cùng quý giá của nhiều quốc gia trên thế giới và từ đó có thể hiểu thêm về lịch sử - nội dung của Luật La Mã. Ngày nay, các khoa luật của tại các trường đại học ở Châu Âu vẫn duy trì học phần Luật La Mã qua thông qua việc nghiên cứu Bộ luật Corpus Juris Civilis. Tập hợp các chế định về pháp luật dân sự của Bộ pháp điển này được công nhận là một trong 100 công trình có ảnh hưởng khắp thế giới. 

Là nhân vật tiêu biểu, danh nhân trong lĩnh vực luật và thể theo nguyện vọng của giảng viên, sinh viên của Trường Đại học Kinh tế - Luật, tượng của Ông đã được trang trọng đặt tại Vườn tượng danh nhân trong khuôn viên Trường. 

(1) Nguyên Uyen, Corpus Juris Civilis: Nguồn quan trọng của Luật La Mã , https://tailieu.vn/doc/corpus-juris-civilis-nguon-quan-trong-cua-luat-la-ma-839054.html, truy cập ngày 27/7/2021.

(2) Tiểu sử của Justinian I, Hoàng đế của Byzantine, https://www.greelane.com/vi/nhân-văn/lịch-sử--văn-hóa/emperor-justinian-i-1789035/, truy cập ngày 27/7/2021.

        Thực hiện: Khoa Luật tổng hợp